Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc


Hầu hết ai trong chúng ta đều đã từng đi làm nhân viên cho một đơn vị nào đó và từng trải qua giai đoạn mang tên “thử việc”. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động (NLĐ) và cả các chủ doanh nghiệp (NSDLĐ) vẫn chưa nắm rõ được trong giai đoạn thử việc họ có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, quyết toán thuế TNCN như thế nào. Hãy cùng The InnoHouse tìm hiểu về việc này nhé.

cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-trong-thoi-gian-thu-viec

1.  Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó.
Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác.

2. Khấu trừ thuế TNCN cho thu nhập phát sinh trong thời gian thử việc
Theo quy định tại Điểm b, Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, NLĐ ký kết hợp đồng thử việc/hợp đồng lao động có thời hạn tương ứng với thời gian thử việc mà có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp, NLĐ ký hợp đồng thử việc và chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của NLĐ sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì NLĐ có thể làm Bản cam kết (mẫu số 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi doanh nghiệp để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% khi chi trả thu nhập cho NLĐ.

NLĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết của mình và phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

The post Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc appeared first on Cho Thuê Văn Phòng Ảo | Văn Phòng Chia Sẻ - Tiết kiệm + Hiệu Quả + Nhanh Chóng.

Comments