Theo một thống kê từ Appota, Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh lên tới 72%, cùng thói quen mua sắm và sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao.
Đáng chú ý, 72% tổng số lượt truy cập các trang thương mại điện tử xuất phát từ điện thoại thông minh và 53% các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện qua điện thoại. Báo cáo từ Allied Market Research cũng cho thấy, thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy cơ hội rất lớn trong việc đẩy mạnh dịch vụ trên nền tảng di động, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) cũng có không ít khó khăn khi phụ thuộc vào hệ thống chi nhánh, các sản phẩm ngân hàng chưa thực sự được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng (sự tiện lợi khi mua sắm, du lịch, giải trí, các tiện ích thanh toán hằng ngày…) và trải nghiệm của khách hàng cũng chưa được chú ý.
Ngoài ra, vấn đề cũng khiến nhiều DN đau đầu đó chính là gian lận trong quảng cáo tăng trưởng ứng dụng di động. Thống kê AppsFlyer cho thấy: 30% lượng cài đặt từ các kênh quảng cáo là gian lận, 25% lượng cài đặt không bao giờ sử dụng ứng dụng, 26% khách hàng rời bỏ ứng dụng sau lần đầu sử dụng, 90% khách hàng không sử dụng sau 3 tháng, 70% khách hàng không phát sinh giao dịch thứ hai.
Nhiều câu hỏi cũng đặt ra: “Đâu là các chỉ số chính mà DN cần đo đếm để biết chiến dịch tăng trưởng người dùng ứng dụng của mình có thành công hay không?”.
Lời khuyên là DN cần tìm ra một bộ chỉ số mang tính quyết định để tập trung phát triển thay vì bị lạc giữa quá nhiều bộ chỉ số khác nhau. Để đưa ra bộ chỉ số này, đầu tiên, DN cần định nghĩa rõ ràng: đâu được xem là một người dùng chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ của mình? Điều này có thể được thể hiện qua việc người dùng mất bao lâu để có thao tác đầu tiên sau khi tải ứng dụng, thời gian sử dụng ứng dụng trung bình mỗi ngày… Sau khi đã tìm được các tiêu chí, DN phải xác định đâu là chỉ số đo lường chi phí cho mỗi hành động chuyển đổi mong muốn phù hợp. Ví dụ đối với khối tài chính ngân hàng, tiêu chí đánh giá là lượng khách hàng đăng ký dịch vụ trên ứng dụng điện thoại thì CPR (Cost-per-register) do Accesstrade Vietnam triển khai sẽ là chỉ số đo lường hiệu quả.
Ngoài chỉ số đo lường hiệu quả, việc tiếp cận người dùng đa kênh, đa điểm, kết hợp cơ chế kiểm định người dùng thật cũng quan trọng và CPR cùng giúp DN tối ưu cả ba yếu tố cốt lõi trong tăng trưởng đó là: Thu hút người dùng thật (bằng cơ chế CPR) – Giữ chân (bằng hệ sinh thái gồm hơn 600 đối tác quảng cáo sẵn có) – Lan truyền (bằng giải pháp giới thiệu SaaS MGM).
Hiện tiềm năng của các hoạt động động tiếp thị trên ứng dụng di động tại Việt Nam là rất lớn và còn nhiều “mảnh đất màu mỡ” để khai phá. Các bộ giải pháp lượng giá tính hiệu quả đi kèm sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để các DN có thể nhìn nhận rõ hơn về chất lượng kết quả đạt được. Nếu khai thác tốt, hoạt động này sẽ mở ra nhiều hướng đi mới cho DN trong việc tiếp cận nhiều hơn và giữ chân khách hàng lâu dài.
Đỗ Hữu Hưng
CEO Accesstrade Vietnam
The post Kinh tế số – Bắt đầu từ ứng dụng di động appeared first on Cho Thuê Văn Phòng Ảo | Văn Phòng Chia Sẻ - Tiết kiệm + Hiệu Quả + Nhanh Chóng.
Comments
Post a Comment